fbpx

Tạo gắn kết và chăm bé sinh non đang nằm khu vực điều trị đặc biệt

Trẻ sinh non tháng thường được nuôi dưỡng và điều trị đặc biệt trong lồng ấp cho đến khi cứng cáp thì sẽ được đưa ra môi trường bên ngoài. Vậy làm thế nào để có được sự gắn kết với bé khi đang trong khu vực điều trị đặc biệt?

1. Vì sao trẻ sơ sinh cần tương tác nhiều?

Bố mẹ thường xuyên tương tác để tạo sự gắn kết với con cái ngay từ khi chào đời là điều hết sức quan trọng. Bằng những hành động đơn giản nhất như cười với trẻ, trò chuyện với trẻ, chạm vào cơ thể con, đáp ứng những nhu cầu của con như ăn, ngủ… Từ đó sẽ giúp con cảm nhận được tình yêu thương và cảm giác được chở che. Đây là nền tảng quan trọng giúp cho sự phát triển về mặt tinh thần của trẻ về sau.

Đối với những trẻ được điều trị trong lồng ấp ở khu vực điều trị đặc biệt, việc chăm bé sinh non được thực hiện bởi các nhân viên y tế nên bé không được gần gũi nhiều như các bé đủ tháng vì sức đề kháng của con còn rất yếu. Đôi khi bố mẹ còn không có nhiều cơ hội được trò chuyện, ôm hôn con hoặc thậm chí là vào nhìn con thường xuyên.

chăm bé sinh non
Vui đùa cùng con là cách chăm bé sinh non

2. Cách để gắn kết với trẻ sinh non trong khu vực điều trị đặc biệt

Tuy mới chỉ sinh ra và còn rất nhỏ nhưng trẻ đã có được khả năng nhận biết được giọng nói và mùi hương của bố mẹ. Nếu được tiếp xúc thường xuyên, bé sẽ có cảm giác thân thuộc và được che chở và đây là nền tảng vững chắc để xây dựng mối quan hệ giữa bố mẹ và con cái. Do đó, bố mẹ có thể tham khảo một số bí kíp để tương tác với trẻ sinh non ngay từ khi còn trong lồng ấp.

2.1. Bế trẻ và ôm ấp

Khi ôm bé, bố mẹ nên bế và mát xa nhẹ nhàng để con có cảm giác được bảo bọc, che chở. Có thể nắm lấy tay hoặc bàn chân của trẻ trước, nếu bé không thấy khó chịu thì có thể bế con lên. Nhờ những hành động như vậy, trẻ sẽ hiểu được bố mẹ chính là điểm tựa vững chắc cho con mỗi khi cần được dỗ dành.

2.2. Hiểu về ngôn ngữ cơ thể của trẻ

Đây là lúc trẻ chưa thể nói chuyện nên mọi thứ chỉ được biểu hiện thông qua cảm xúc. Do đó, bố mẹ nên chú ý đến từng thay đổi trên cơ thể con để biết được nhu cầu của bé hiện tại là gì, ví dụ như lúc nào bé cần được dỗ dành hoặc lúc nào bé cảm thấy vui vẻ.

2.3. Vui đùa cùng con

Khi vui đùa cùng với trẻ sơ sinh sẽ có những lợi ích như:

  • Tạo mối gắn kết tình cảm giữa bố mẹ và con cái
  • Tăng cường sự phát triển trí não
  • Giúp trẻ cảm nhận được tình thương yêu và sự che chở
  • Phát triển được giác quan cho bé và nhận biết được thế giới xung quanh mình thông qua mùi vị và cảm giác.

Khi con ở trong lồng kính, bố mẹ có thể chơi đùa bằng cách dùng ngôn ngữ hình thể hoặc cười nói, đọc sách cho con nghe. Và đặc biệt là cần chú ý đến cơ thể của bé để biết khi nào thời gian vui chơi kết thúc.

2.4. Cho trẻ nhận diện mùi hương của bố mẹ

Bế trẻ trên tay hoặc ôm trẻ vào lòng là cách rất hữu hiệu giúp con nhận diện mùi hương của bố mẹ. Nếu bố mẹ chưa thể bế trẻ được, bạn hãy đặt một vật gì đó có mùi hương của mình vào trong lồng ấp như áo hoặc khăn tay.

Tuy nhiên, trước khi thực hiện thì bạn cần hỏi ý kiến của bác sĩ để có được lời khuyên trước khi làm việc này, vì một số hương liệu nhân tạo cũng có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của bé. Ngoài ra, nên tránh sử dụng nước hoa hay nước xả vải có mùi hương để tránh ảnh hưởng đến việc nhận diện mùi của bé về sau.

chăm bé sinh non
Cho trẻ nhận diện mùi hương của bố mẹ là cách chăm bé sinh non

2.5. Làm mọi việc tuần tự theo quy trình

Mỗi khi làm một việc gì đó, bố mẹ cần làm theo một quy trình mà trước đó đã áp dụng để trẻ có thể tự hình dung được những gì đang sắp xảy ra với mình, đồng thời có thể xem như đây là một hoạt động diễn ra hằng ngày đối với mình. Ví dụ như trước khi bế bé, bố mẹ đưa tay ra và nói “Bố mẹ bế con nhé!”. Hành động dang tay ra và câu nói chính là dấu hiệu giúp trẻ nhận thức được điều gì đang chuẩn bị diễn ra.

2.6. Chăm sóc hằng ngày cho bé

Để biết được cách chăm sóc hằng ngày cho bé một cách khoa học nhất, bố mẹ nên làm theo hướng dẫn của các y tá và bác sĩ. Các hoạt động chăm sóc như vệ sinh cá nhân, thay tã hay đổi vị trí nằm cho trẻ sẽ giúp gắn kết với trẻ nhiều hơn và giúp bố mẹ phát triển kỹ năng chăm sóc con cái.

2.7. Có một tinh thần thoải mái

Khi bé sinh non và phải nằm trong lồng ấp có thể làm cho bố mẹ cảm thấy bất an hoặc gặp phải áp lực trong việc chăm sóc sức khỏe cho bé. Tuy nhiên, hay giữ cho mình một tinh thần thoải mái. Việc trẻ sinh non và phải được chăm sóc trong lồng ấp có thể khiến bố mẹ cảm thấy áp lực và lo lắng về sức khỏe của con. Tuy nhiên, bố mẹ hãy giữ tinh thần luôn thoải mái thì mới có thể chăm sóc thật tốt và có được mối liên hệ thật tốt để trẻ có thể phát triển một cách toàn diện.

Thường xuyên trò chuyện, tương tác với trẻ ngay sau khi chào đời là điều hết sức quan trọng. Bằng những hành động đơn giản, cử chỉ yêu thương, trò chuyện với trẻ, chạm vào cơ thể con, đáp ứng những nhu cầu của con như ăn, ngủ… sẽ giúp con cảm nhận được tình yêu thương và cảm giác được chở che. Đây là nền tảng quan trọng giúp cho sự phát triển về mặt tinh thần của trẻ về sau.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *