fbpx

Bé răng nhổ lâu mọc lại, có cần đi khám?

Bé nhổ răng lâu mọc là vấn đề khiến nhiều phụ huynh quan tâm trong giai đoạn thay răng sữa. Vậy nhổ răng sữa bao lâu thì mọc lại và răng nhổ lâu mọc có ảnh hưởng gì đến sức khỏe răng miệng của trẻ hay không?

1. Nhổ răng sữa bao lâu thì mọc lại?

Thông thường, 6 tuổi sẽ là thời điểm bắt đầu thay răng sữa bằng các răng vĩnh viễn và cho đến năm 12 tuổi là lúc cung hàm mọc tương đối đầy đủ các răng vĩnh viễn.

Vào thời điểm thay răng, răng sữa sẽ có hiện tượng lung lay rồi rụng đi và sau đó răng vĩnh viễn sẽ mọc lên. Tùy vào cơ địa của từng trẻ mà thời gian mọc răng vĩnh viễn sau khi răng sữa rụng đi sẽ khác nhau, nhưng thường sẽ dao động từ 1 – 2 tháng và các bé gái sẽ mọc nhanh hơn bé trai.

Trình tự rụng răng sữa và thay thế bởi răng vĩnh viễn theo thứ tự và độ tuổi như sau:

  • Chiếc răng đầu tiên được thay thế bằng răng vĩnh viễn chính là răng cửa sữa ở thời điểm từ 6 đến 8 tuổi. Sau khoảng thời gian từ 2 – 4 tuần răng cửa vĩnh viễn sẽ mọc lên.
  • Khi trẻ lên đến 10 – 12 tuổi, răng nanh sữa rụng đi và răng vĩnh viễn mọc lên trong thời gian 2 – 4 tuần tiếp theo.
  • Răng cối nhỏ bắt đầu được thay bằng răng vĩnh viễn khi trẻ được 9 – 11 tuổi và 1 – 2 tháng sau đó là thời điểm mọc răng vĩnh viễn.
  • Răng cối lớn được thay cuối cùng vào lúc trẻ được 10 – 12 tuổi.

Số lượng chân răng cũng góp phần lớn vào thời gian mọc răng vĩnh viễn sau khi răng sữa rụng. Răng cửa và răng nanh sữa chỉ có một chân nên thời gian thay chỉ mất 2 – 4 tuần. Trong khi đó những chiếc răng cối có nhiều chân thì cần thời gian khoảng 1 – 2 tháng.

Mặc khác, cũng có một số điều kiện mọc răng làm ảnh hưởng đến thời gian thay răng sữa ở trẻ, ví dụ như khi răng sữa rụng đi để lại khoảng trống lớn thì sẽ mọc nhanh hơn các răng bị chen lấn, chèn ép. Đặc biệt, các thói quen xấu thường gặp ở trẻ em như đẩy răng, cắn bút cũng góp phần quyết định vào thời gian mọc răng vĩnh viễn.

2. Nguyên nhân dẫn đến răng nhổ lâu mọc

Răng mọc chậm do rất nhiều nguyên nhân gây ra, trong đó phải kể đến như:

  • Răng mọc ngầm, mọc lệch: Những chiếc răng này không mọc thẳng lên đúng ở khoảng trống mà răng sữa để lại trên cung hàm mà có xu hướng mọc đâm vào răng bên cạnh nên thời gian mọc sẽ kéo dài.
  • Xơ hóa nướu: Tình trạng này làm cho răng khó trồi lên được bởi lớp nướu trên răng đã bị xơ hóa dày lên.
  • Thiếu mầm răng: Thiếu mầm răng có thể do bẩm sinh trong quá trình hình thành phôi thai hoặc mầm răng đã bị tổn thương khi trẻ vô tình bị va đập.
  • Thiếu dinh dưỡng: Khi trẻ không được cung cấp các chất dinh dưỡng cần thiết sẽ khiến thời gian thay răng sữa ở trẻ bị kéo dài, đặc biệt là lượng canxi cung cấp cho răng.
  • Trẻ thường xuyên thực hiện các thói quen xấu: Những thói quen như đẩy lưỡimút taynghiến răng, bú bình cũng sẽ khiến răng trẻ mọc chậm.

3. Răng nhổ lâu mọc có thể dẫn đến hậu quả gì?

Những trường hợp răng sữa đã rụng khá lâu nhưng răng vĩnh viễn không mọc lên có thể là tiềm ẩn nguy cơ gây tổn thương đến răng miệng của trẻ. Nếu vượt quá thời gian thay răng bình thường có thể dẫn đến một số biến chứng dưới đây:

  • Răng mọc ngầm, mọc lệch dẫn đến mọc chậm để tồn tại thời gian dài có thể làm tổn thương đến các răng kế cận và nướu, dẫn đến hiện tượng sưng mủ, sưng má.
  • Khi mất răng quá lâu sẽ làm giảm lực tác động lực lên xương hàm tại vị trí mất răng gây ra tình trạng tiêu xương. Lúc đó, cung hàm của trẻ sẽ bị nhỏ lại gây hô, móm,… thậm chí có gây viêm xương hàm.
  • Khoảng trống để lại trên răng lâu ngày chờ răng vĩnh viễn mọc lên có thể làm cho các răng bên cạnh có thể mọc lên sai vị lệch vị trí. Trong khi đó, các răng khác trên cung hàm cũng sẽ có xu hướng đổ về phía khoảng trống nên sẽ khiến răng lệch lạc, khấp khểnh.

4. Phụ huynh cần làm gì khi trẻ mọc răng chậm?

  • Xây dựng thực đơn đầy đủ nhằm cung cấp các chất dinh dưỡng cho trẻ như vitamin A, B, D, canxi, kẽm, magie,… Các thực phẩm có chứa nhiều chất dinh dưỡng này cần bổ sung cho con trong suốt giai đoạn phát triển, đặc biệt là thời điểm thay răng sữa ở trẻ.
  • Trẻ nên hạn chế ăn các loại thực phẩm có chứa nhiều tinh bột như bánh kẹo ngọt, coca,… cũng như các đồ ăn, thức uống quá nóng hoặc quá lạnh để không làm chậm trễ quá trình mọc răng của trẻ.
  • Hướng dẫn trẻ vệ sinh răng miệng đúng cách ít nhất 2 lần/ngày và sau khi ăn.
  • Nhắc nhở trẻ loại bỏ các thói quen xấu như đẩy lưỡi, mút tay.
  • Đứa trẻ đi khám răng định kỳ 3 – 6 tháng/lần để bác sĩ theo dõi quá trình thay răng của trẻ nhằm đảm bảo răng phát triển bình thường.

Nhìn chung, tùy vào cơ địa của từng trẻ mà thời gian mọc răng vĩnh viễn sau khi răng sữa rụng đi sẽ khác nhau, nhưng thường sẽ dao động từ 1 – 2 tháng và các bé gái sẽ mọc nhanh hơn bé trai.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

%d