fbpx

Tiêu chảy ở trẻ em: Tại sao xảy ra và làm thế nào để ngăn chặn?

Tiêu chảy là một vấn đề về tiêu hóa thường gặp ở cả người lớn và trẻ em. Đối với trẻ nhỏ đang trong giai đoạn bú sữa mẹ hoặc ăn dặm đều rất dễ mắc phải bệnh tiêu chảy. Tiêu chảy ở trẻ em nếu không có dấu hiệu thuyên giảm có thể dẫn đến tình trạng mất nước nghiêm trọng.

1. Bệnh tiêu chảy ở trẻ sơ sinh là gì?

Thông thường, phân của trẻ sơ sinh khá mềm và hơi sệt, nhất là ở những trẻ chỉ bú sữa mẹ. Ngoài ra, hầu hết trẻ sơ sinh đều có tần suất đi đại tiện nhiều, khoảng vài lần trong một ngày. Do đó rất khó để nhận biết được liệu bé có đang bị tiêu chảy hay không.

Trong trường hợp bé đi ngoài có phân lỏng hoặc đi với khối lượng lớn, thậm chí có dấu hiệu rỉ phân ra ngoài tã, đồng thời tần suất đi ngoài của bé cũng nhiều hơn bình thường thì đây chính là dấu hiệu cho thấy bé đang mắc bệnh tiêu chảy.

Đối với trẻ em bú sữa công thức một phần hoặc hoàn toàn có thể ít gặp phải tình trạng phân lỏng hoặc chảy nước hơn, vì thành phần có trong sữa công thức có thể giúp phân của trẻ sơ sinh trở nên rắn chắc hơn và có màu rám nắng nhẹ.

2.Nguyên nhân dẫn đến bệnh tiêu chảy ở trẻ em?

Tình trạng tiêu chảy ở trẻ em bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Mặc dù hầu hết các tình trạng tiêu chảy ở trẻ thường không kéo dài, nhưng trong một số trường hợp hiếm gặp, đây có thể là dấu hiệu của một vấn đề sức khỏe bất thường ở trẻ và cần được điều trị sớm.

2.1.Nguyên nhân gây tiêu chảy ở trẻ bú sữa mẹ

Trong một cuộc nghiên cứu mới đây đã phát hiện ra rằng, trẻ bú sữa mẹ dường như ít bị tiêu chảy hơn so với những trẻ bú sữa công thức một phần hoặc hoàn toàn. Thực chất, tiêu chảy ở trẻ bú sữa mẹ có thể bắt nguồn từ những nguyên nhân sau đây:

  • Sự thay đổi chế độ ăn uống của người mẹ: Việc thay đổi chế độ ăn uống một cách đột ngột ở những bà mẹ đang cho con bú cũng có thể khiến trẻ bị tiêu chảy. Chẳng hạn, khi bạn ăn quá nhiều đồ tráng miệng chứa đường hoặc đồ cay nóng vào buổi tối, nó có thể làm biến đổi sữa mẹ. Điều này khiến cho bụng của bé phát ra tiếng kêu và chuyển động nhanh theo sữa, dẫn đến tiêu chảy.
  • Người mẹ sử dụng thuốc: Nếu bạn đang uống một số loại thuốc, chẳng hạn như thuốc kháng sinh khi cho con bú, có thể khiến chúng xâm nhập vào sữa mẹ và dẫn đến tình trạng tiêu chảy ở trẻ em. Ngoài ra, các chất bổ sung dinh dưỡng, ví dụ như bột protein hoặc vitamin cũng có thể làm ảnh hưởng đến nguồn sữa mẹ và khuấy động dạ dày của bé.

Thực tế, mọi thứ mà mẹ tiêu thụ hàng ngày đều có thể làm biến đổi nguồn sữa mẹ, do đó trong thời kỳ cho con bú, bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ về một chế độ dinh dưỡng cân bằng và lành mạnh, mang lại lợi ích sức khỏe cho cả mẹ và bé.

Trẻ tiêu chảy đi ngoài sơ sinh
Tiêu chảy ở trẻ em nếu không có dấu hiệu thuyên giảm có thể dẫn đến tình trạng mất nước nghiêm trọng

2.2.Nguyên nhân gây tiêu chảy ở cả trẻ bú sữa mẹ và bú sữa công thức

  • Bệnh viêm dạ dày ruột ở trẻ: Nếu trẻ đột nhiên bị tiêu chảy thì đây có thể là dấu hiệu của bệnh viêm dạ dày ruột cấp. Đây được coi là thủ phạm chính gây ra bệnh tiêu chảy ở trẻ nhỏ. Nó thường kèm theo các triệu chứng khác như sốt, nôn mửa,đau bụng hay mất nước nếu trẻ ỉa chảy nhiều…Ngoài ra,ỉa chảy ở trẻ em có thể là triệu chứng của nhiều bệnh có nguyên nhân ngoài đường tiêu hóa như: viêm tai giữa,viêm phổi,viêm màng não… Do đó khi trẻ bị ỉa chảy,tốt nhất mẹ nên đưa trẻ đi khám để chẩn đoán và điều trị kịp thời,tránh các biến chứng đáng tiếc cho trẻ.
  • Sử dụng thuốc cho trẻ: Một số loại thuốc điều trị bệnh cho trẻ có thể dẫn đến tiêu chảy. Những loại thuốc này thường bao gồm thuốc cho bệnh nhiễm trùng ký sinh trùng hoặc thuốc kháng sinh cho bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn. Thậm chí, một số trẻ có thể phản ứng với những loại thuốc giảm đau hạ sốt không kê đơn.
  • *Những thay đổi trong chế độ ăn uống của bé: Khi trẻ được 6 tháng tuổi cũng là lúc bạn nên cho trẻ tập làm quen với thức ăn đặc. Tuy nhiên, sự thay đổi trong chế độ ăn uống này có thể làm ảnh hưởng không tốt tới hệ tiêu hóa của trẻ. Lý do là hệ tiêu hóa của trẻ cần một khoảng thời gian nhất định để có thể thích nghi với việc xử lý các loại thức ăn rắn thay vì sữa mẹ hoặc sữa công thức như trước và điều này dẫn đến tình trạng tiêu chảy ở trẻ.

2.3.Một số nguyên nhân khác gây tiêu chảy ở trẻ bú sữa công thức

  • Thay đổi công thức sữa: Đây cũng là một trong những nguyên nhân chính gây ra bệnh tiêu chảy ở trẻ bú sữa công thức. Đối với một số trẻ có thể gặp khó khăn trong việc tiêu hóa sữa công thức và bé phải cần một khoảng thời gian nhất định để làm quen với công thức sữa mới. Điều này có thể dẫn đến tình trạng đau bụng, tiêu chảy và đầy hơi.
  • Dị ứng hoặc không dung nạp sữa: Đây là 2 yếu tố riêng biệt có thể dẫn đến tình trạng tiêu chảy ở trẻ bú sữa công thức. Tuy nhiên, rất ít trẻ em dưới một tuổi bị dị ứng với sữa bò (chỉ khoảng 7%). Dị ứng với sữa bò có thể dẫn đến tiêu chảy, nôn mửa hoặc một số triệu chứng khác ngay sau khi trẻ ăn, đôi khi là khoảng vài giờ cho đến vài ngày. Khi trẻ được 5 tuổi, tình trạng dị ứng này có thể tự biến mất. Đối với tình trạng không dung nạp sữa thường xảy ra khi dạ dày của trẻ không thể tiêu hóa được một loại đường có trong sữa gọi là lactose. Trẻ có thể bị tiêu chảy ngay sau bú mặc dù trước đây bé đáp ứng rất tốt đối với loại sữa công thức này.

Nếu bé đang có vấn đề trong việc thích nghi với các loại sữa công thức, bạn nên kiểm tra kỹ nhãn dán sản phẩm để tìm xem chúng có chứa các thành phần sau hay không, bao gồm đường lactose, casein và váng sữa.

2.4.Nguyên nhân hiếm gặp khiến bé bị tiêu chảy

Hiếm khi nguyên nhân gây tiêu chảy ở trẻ xuất phát từ các bệnh lý nghiêm trọng. Mặc dù những nguyên nhân này không phổ biến, tuy nhiên chúng có thể khiến cho các triệu chứng của tiêu chảy kéo dài, thậm chí không thực sự biến mất.

Dưới đây là những nguyên nhân hiếm gặp gây tiêu chảy ở trẻ, bao gồm:

  • Nhiễm trùng ruột nghiêm trọng, chẳng hạn như bệnh lỵ trực khuẩn
  • Bệnh xơ nang
  • Nhiễm C. Difficile
  • Khối u thần kinh nội tiết
Phân loại và nguyên tắc điều trị bệnh tiêu chảy ở trẻ
Tình trạng tiêu chảy ở trẻ em bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân khác nhau

3. Bệnh tiêu chảy ảnh hưởng đến cơ thể bé như thế nào?

Trẻ sơ sinh khi bị tiêu chảy có thể khiến cho cơ thể bé bị mất nhiều nước và các chất điện giải. Trong vòng 1-2 ngày sau khi bắt đầu tiêu chảy, cơ thể bé sẽ mất nước rất nhanh chóng. Điều này đặc biệt nguy hiểm đối với sức khỏe của trẻ, nhất là trẻ sơ sinh.

Bạn cần liên hệ ngay với bác sĩ nếu nhận thấy bé có những dấu hiệu mất nước sau:

  • Tã ít ướt hơn (giảm tần suất đi tiểu)
  • Khô miệng
  • Hay cáu kỉnh
  • Uể oải hoặc buồn ngủ bất thường
  • Khóc không ra nước mắt
  • Chỗ mềm trên đỉnh đầu bị trũng xuống
  • Da không đàn hồi như bình thường

Ngoài ra, bạn cũng nên đưa trẻ đến gặp bác sĩ ngay lập tức nếu bé có các triệu chứng sau:

  • Đau bụng
  • Sốt trên 39 độ C
  • Đã bị tiêu chảy hơn 3 ngày
  • Bị phát ban
  • Đau bụng hơn hai tiếng đồng hồ
  • Trong phân có lẫn máu, phân có màu đen, đỏ hoặc trắng
  • Nôn mửa
  • Chậm chạp

4. Điều trị bệnh tiêu chảy ở trẻ em

Các chuyên gia chăm sóc sức khỏe thường khuyến cáo không nên cho trẻ em sử dụng thuốc chống tiêu chảy không kê đơn. Đối với những trẻ em bị tiêu chảy nặng dẫn đến mất nước nghiêm trọng cần được đưa đến bệnh viện càng sớm càng tốt để truyền chất lỏng qua đường tình mạch vào cơ thể.

Ngoài ra, trẻ cũng có thể được cho uống dung dịch bù nước và điện giải. Những sản phẩm này có sẵn ở các nhà thuốc giúp ngăn ngừa và điều trị tình trạng mất nước và điện giải ở trẻ.

Nếu trẻ đang ăn thức ăn đặc, bạn nên cho bé chuyển sang ăn các loại thức ăn lỏng hơn và chứa nhiều tinh bột, chẳng hạn như ngũ cốc, chuối và nước sốt táo cho đến khi bé hết tiêu chảy. Bên cạnh đó, các bà mẹ đang cho con bú cũng cần chú trong đến chế độ ăn uống của mình và nên tham khảo sự tư vấn của chuyên gia dinh dưỡng trước khi điều chỉnh chúng. Điều này sẽ giúp bạn phòng tránh được bất kỳ loại thức ăn nào có thể gây tiêu chảy ở trẻ.

Hơn nữa, trẻ sơ sinh bị tiêu chảy cũng nên tránh ăn các loại thực phẩm sau để ngăn ngừa nguy cơ làm trầm trọng thêm bệnh:

  • Thực phẩm giàu chất xơ
  • Đồ ăn nhiều dầu mỡ
  • Đồ ngọt, ví dụ như bánh quy, soda và bánh ngọt
  • Các sản phẩm từ sữa như pho mát và sữa

Đối với trường hợp tiêu chảy ở trẻ do bị nhiễm vi khuẩn hay vi rút đều rất dễ lây lan. Vì vậy, sau khi thay tã cho trẻ, bạn cần đảm bảo rửa tay bằng nước ấm và xà phòng cẩn thận để ngăn ngừa sự lây lan nhiễm trùng. Ngoài ra, khu vực thay tã cho bé cũng cần được khử trùng và giữ sạch sẽ.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *