fbpx

Răng sữa của trẻ: Khi nào sẽ mọc và rụng?

Một trong những khoảnh khắc quan trọng, đánh dấu sự phát triển của trẻ chính là thời điểm con rụng và mọc răng. Việc cha mẹ nắm rõ kiến thức về vấn đề thay răng sữa của trẻ sẽ giúp chăm sóc con được tốt hơn.

1. Biểu đồ răng sữa khi mọc và rụng

Về cơ bản trẻ sẽ mọc tổng 20 chiếc răng sữa để ăn và nhai. Chiếc răng đầu tiên của con bạn mọc vào lúc 6 tháng tuổi và mọc cho đến khi tầm 3 tuổi. Khi trẻ được 6 tuổi, sẽ rụng dần răng sữa cho đến khi 12 tuổi thì mất hết răng sữa. Đến tuổi thiếu niên trẻ sẽ có đầy đủ 32 chiếc răng vĩnh viễn.

Biểu đồ răng sữa khi mọc và rụng

Răng sữa có vai trò quan trọng tạo ra khoảng trống và giữ chỗ cho răng vĩnh viễn. Khi trẻ 6 tuổi, răng sữa sẽ bắt đầu rụng dần, tuy nhiên các răng sẽ không rụng cùng vào một thời điểm. Cũng có thể trẻ em rụng răng sớm hơn do sâu răng.

Thời điểm khi răng vĩnh viễn sắp mọc thì chân răng sẽ bắt đầu tiêu dần cho đến khi mất hẳn đi. Lúc đó chân răng sẽ bị lung lay và được cố định bởi mô nướu bên cạnh.

2. Trình tự mọc răng sữa của trẻ

2.1. Răng cửa trung tâm

Hầu hết trẻ rụng răng sữa theo thứ tự mọc của răng. Chính vì thế, các răng cửa ở phía giữa và dưới là những chiếc răng mọc đầu tiên vào thời điểm 6 tháng tuổi. Thông thường, chiếc răng đầu tiên sẽ gây đau đớn cho bé nhiều nhất. Vì thế khi mọc răng trẻ: dễ cáu, khóc, khó chịu, bỏ bú, sốt nhẹ và chảy dãi. Lúc này bạn nên cho bé ăn những thức ăn mềm, giữ răng miệng cho con thật sạch, dùng kem bôi nướu khi cần thiết để giúp giảm cơn đau mọc răng ở trẻ.

2.2. Trẻ mọc răng cửa bên

Khi trẻ bước sang tháng thứ 7 – 10 tháng, lúc này 2 chiếc răng cửa phía trên tiếp tục nhú mọc, hai răng cửa hàm dưới thường xuất hiện muộn hơn.

2.3. Thời gian mọc những chiếc răng hàm ở trẻ

Theo quy luật từ 5-7 tuổi các răng cửa giữa vĩnh viễn mọc, thay các răng cửa giữa sữa. Đây cũng chính là thời gian trẻ mọc các răng hàm (cối lớn) thứ nhất sau răng hàm sữa thứ hai. Ở giai đoạn 9 đến 10 tuổi, các răng tiền hàm (cối nhỏ) thứ nhất mọc, thay các răng hàm sữa thứ nhất. Thời điểm 10 tuổi sẽ tiến hành thay các răng nanh sữa. Cuối cùng là lúc trẻ 11-12 tuổi các răng tiền hàm (cối nhỏ) thứ hai mọc, thay các răng hàm sữa.

3. Điều gì xảy ra nếu trẻ không tuân theo thời gian mọc răng?

Khi con bạn bị chậm mọc răng so với thời gian quy định trên không quá lâu thì bạn không nên lo lắng. Bởi một trẻ sẽ có một cơ địa khác nhau. Tuy nhiên nếu tình trạng con chậm mọc răng kéo dài, bạn nên trao đổi với bác sĩ để tìm nguyên nhân.

Bên cạnh đó dù là răng sữa hay răng vĩnh viễn, cha mẹ cũng cần lưu ý chăm sóc răng miệng cho trẻ thật cẩn thận. Điều này không chỉ giúp hạn chế được các vấn đề về sâu răng, hỏng men răng mà còn giúp trẻ có được vẻ bề ngoài tự tin và không bị ảnh hưởng tới việc phát âm nếu vô tình răng mọc lệch.

Có thể thấy giai đoạn trẻ thay răng sữa vốn rất quan trọng. Nếu trong thời gian con mọc răng, trẻ có những biểu hiện như: sốt cao, đi ngoài, bỏ ăn… cần đưa con tới ngay bệnh viện để được thăm khám trong thời gian sớm nhất.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *