fbpx

Nên cho bé ăn trái cây thay vì uống nước ép trái cây

Nên cho bé ăn trái cây thay vì nước ép là khuyến cáo của Viện Nhi khoa Hoa Kỳ, nhất là trẻ dưới 1 tuổi. Có thể cho bé ăn dặm trái cây từ 6 tháng tuổi nhưng tránh hoặc hạn chế sử dụng nước ép. Vậy tại sao nên cho bé ăn trái cây thay vì nước ép?

1. Nên cho bé ăn trái cây thay vì uống nước ép trái cây

Theo khuyến cáo của Viện Nhi khoa Hoa Kỳ (AAP), nên cho bé ăn trái cây thay vì uống nước ép, đặc biệt là trẻ sơ sinh dưới 1 tuổi bởi vì nước ép trái cây có thể gây hại cho trẻ. Trên thực tế, nước ép trái cây đã từng được cho phép sử dụng đối với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ để bổ sung nước, vitamin C. Tuy nhiên, những nghiên cứu mới cho thấy nước ép trái cây không cung cấp nhiều giá trị dinh dưỡng so với ăn trái cây, thậm chí còn có thể gây ra một số tác hại đối với trẻ em, đặc biệt là trẻ dưới 1 tuổi. Vì vậy, nên cho bé ăn trái cây.

1.1 Đối với trẻ dưới 1 tuổi

Tuyệt đối không cho trẻ sơ sinh dưới 6 tháng tuổi sử dụng nước ép trái cây vì có thể khiến trẻ từ chối sữa mẹ hoặc sữa công thức, cũng như làm giảm lượng chất đạm, chất béo, vitamin và khoáng chất mà trẻ hấp thu từ sữa mẹ – nguồn dinh dưỡng chính của trẻ trong 6 tháng đầu đời.

Nước ép trái cây không mang lại lợi ích về dinh dưỡng cho trẻ dưới 6 tháng tuổi, ngược lại còn có thể làm tăng nguy cơ nhiễm trùng do các loại thuốc hóa học, vi khuẩn bám trên trái cây, ảnh hưởng đến sức đề kháng của trẻ.

Nên cho bé ăn trái cây thay nước ép vì đối với trẻ dưới 1 tuổi, việc tiêu thụ nước ép trái cây quá mức có thể làm tăng nguy cơ bị suy dinh dưỡng và thấp còi.

Trẻ sơ sinh dưới 1 tuổi có thể bị dị ứng với một số loại nước ép trái cây do tác động của axit gây kích ứng hóa học, ví dụ như nước cam.

1.2 Đối với trẻ trên 1 tuổi

Trong thành phần của một số loại nước ép trái cây từ cam, bưởi, táo, lựu, việt quất, … có chứa flavonoid. Đây là chất có khả năng làm giảm sự hoạt động của các protein vận chuyển quan trọng cũng như một số loại enzyme, dẫn đến phản ứng tương tác với thức ăn hoặc thuốc.

Nên cho bé ăn trái cây thay nước ép vì hàm lượng carbohydrate cao trong nước ép trái cây có thể không được hấp thụ ở ruột sẽ bị lên men ở đại tràng và gây tiêu chảy, đau bụng, đầy hơi.

Nước ép trái cây có hàm lượng đường và calo cao, làm tăng nguy cơ bị sâu răng và tăng cân.

Nước ép trái cây không cung cấp đủ chất xơ và giá trị dinh dưỡng khi so với trái cây, không đóng vai trò thiết yếu trong chế độ ăn uống hàng ngày để giúp trẻ khỏe mạnh và cân bằng.

Nên cho bé ăn trái cây thay vì uống nước ép trái cây
Cha mẹ nên cho bé ăn trái cây thay vì uống nước ép trái cây

2. Những lưu ý khi cho bé ăn trái cây và sử dụng nước trái cây phù hợp theo độ tuổi

2.1 Đối với trẻ dưới 1 tuổi

Từ 6 tháng tuổi, có thể cho bé ăn dặm trái cây bằng cách nghiền nát hoặc tán nhuyễn để bổ sung chất xơ, vitamin và khoáng chất cho trẻ.

Không nên sử dụng nước ép trái cây để bù nước khi trẻ bị tiêu chảy.

Nước ép trái cây có thể được chỉ định để làm giảm tình trạng táo bón ở trẻ trên 6 tháng tuổi. Tuy nhiên, cần cho trẻ dùng nước ép trái cây bằng ly hoặc đút muỗng, tránh dùng bình sữa để làm giảm nguy cơ mắc bệnh về răng miệng cũng như không khiến trẻ từ chối sữa mẹ hoặc sữa công thức.

2.2 Đối với trẻ trên 1 tuổi

Trẻ từ 1 tuổi có thể sử dụng nước ép trái cây, nhưng nên cho trẻ dùng nước ép 100% từ trái cây thay vì các loại nước ép trái cây từ chất chiết cô đặc được đóng gói sẵn.

Nên cho bé ăn trái cây thay nước ép để tăng cường bổ sung chất xơ trực tiếp cho cơ thể.

Trẻ từ 1 – 6 tuổi có thể uống từ 120 – 180ml nước ép trái cây/ngày trong các bữa ăn phụ, không sử dụng nước ép trái cây thay cho nước lọc hoặc sữa.

Trẻ từ 7 tuổi trở lên chỉ nên sử dụng tối đa 280ml nước ép trái cây/ngày.

Cho bé ăn trái cây mang lại nhiều lợi ích hơn so với uống nước ép trái cây vì nước ép không mang lại nhiều dinh dưỡng so với ăn trái cây trực tiếp.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *