fbpx

Quá trình rụng rốn của trẻ sơ sinh

Dây rốn là nguồn sống của thai nhi trong suốt quá trình mang thai. Tuy nhiên, sau khi sinh thì dây rốn sẽ không cần thiết nữa và trong vòng vài phút đầu sau khi sinh dây rốn được kẹp và cắt. Khi trẻ về nhà, dây rốn bắt đầu khô và rụng dần.

1. Chức năng của dây rốn

Dây rốn là điểm nối giữa thai nhi và mẹ, dây rốn kéo dài từ một lỗ mở trong dạ dày của thai nhi cho đến nhau thai trong bụng mẹ với chiều dài trung bình khoảng 50 cm.

Dây rốn mang oxy và chất dinh dưỡng từ nhau thai vào máu của thai nhi. Dây rốn được tạo thành từ:

  • 01 tĩnh mạch mang máu giàu oxy và chất dinh dưỡng từ mẹ đến thai nhi qua nhau thai
  • 02 động mạch mang máu và các sản phẩm thải, như carbon dioxide từ thai nhi trở lại nhau thai

Những mạch máu này được bao bọc và bảo vệ bởi bởi một lớp sáp được gọi là thạch Wharton. Đến cuối thai kỳ, nhau thai truyền kháng thể từ mẹ đến thai nhi qua dây rốn. Những kháng thể này cung cấp cho bé khả năng miễn dịch một số bệnh nhiễm trùng trong khoảng 3 tháng sau khi sinh. Tuy nhiên, dây rốn chỉ truyền được các kháng thể mà mẹ đã có.

Dây rốn
Dây rốn là cầu nối giữa em bé và mẹ

2. Quá trình rụng rốn của trẻ sơ sinh

Ngay sau khi trẻ chào đời, nữ hộ sinh hoặc bác sĩ sẽ:

  • Kẹp dây rốn khoảng 3 đến 4cm tính từ rốn của bé bằng kẹp nhựa
  • Đặt một cái kẹp khác ở đầu kia của dây rốn, gần về phía nhau thai
  • Sau đó, dây rốn sẽ được cắt giữa hai kẹp, để lại một gốc dài khoảng 2 đến 3cm trên bụng của bé. Bình thường nữ hộ sinh sẽ cắt dây hoặc sản phụ hoặc bạn đời của sản phụ có thể thực hiện điều này.

Do dây rốn không có dây thần kinh nên khi cắt thì sẽ không gây đau đớn cho sản phụ hoặc em bé.

3. Rốn trẻ sơ sinh bao lâu thì rụng?

Lúc đầu, dây rốn có màu sáng bóng và màu vàng. Nhưng khi khô, nó có thể chuyển sang màu nâu hoặc xám hoặc thậm chí là màu xanh. Từ 5 đến 15 ngày sau khi em bé của bạn được sinh ra, gốc rốn sẽ khô đi, biến thành màu đen và rụng xuống.

Rụng rốn
Dây rốn là nguồn sống của thai nhi trong suốt quá trình mang thai

4. Rốn trẻ sơ sinh bao lâu thì lành hẳn?

Sau khi dây rốn rụng, thì thường mất khoảng 7 đến 10 ngày để rốn lành lại hoàn toàn.

Cho đến khi dây rốn xuống và rốn lành hoàn toàn, thì bố mẹ cần phải giữ cho khu vực rốn được sạch sẽ và khô ráo, để tránh nhiễm trùng.

Kiểm tra dây thường xuyên, nếu nhận thấy các dấu hiệu nhiễm trùng sau, thì bố mẹ cần đưa trẻ sơ sinh đến cơ sở Y tế:

  • Máu ở đầu dây rốn
  • Chất dịch màu trắng hoặc màu vàng
  • Sưng hoặc đỏ xung quanh dây
  • Dấu hiệu cho thấy khu vực xung quanh dây rốn khiến trẻ dễ bị đau (ví dụ, trẻ khóc khi bố mẹ chạm vào rốn)

5. Điều gì xảy ra khi rốn rụng?

Sau khi rốn rụng, một số trẻ có thể thấy một vài giọt máu, tuy nhiên đây là hiện tượng bình thường, không đáng ngại nên bố mẹ yên tâm khi thấy như vậy. Tuy nhiên, sau khi rốn rụng mà thấy có nhiều máu thì hãy gọi bác sĩ lập tức.

Nếu dây rốn sau 3 tuần mà vẫn chưa rụng, bố mẹ hãy kiên nhẫn chờ đợi. Tiếp tục giữ cho khu vực này khô ráo và đảm bảo tã không phủ lên dây rốn của trẻ. Nếu sau 6 tuần mà rốn vẫn chưa rụng hoặc trẻ có dấu hiệu sốt hoặc nhiễm trùng, hãy đưa trẻ đến khám tại các cơ sở Y tế chuyên khoa nhi.

Khám nhi, khám trước tiêm phòng vacxin
Cha mẹ nên đưa trẻ đi khám khi xuất hiện dấu hiệu bất thường

Khi dây rốn đã rụng, bố mẹ tiếp tục giữ cho khu vực sạch sẽ và khô ráo. Đôi khi, rốn của trẻ có ít chất lỏng màu vàng và dính chảy ra, tuy nhiên điều này là bình thường nếu nó không có mủ và không bị nhiễm trùng.

Sau khi rốn rụng, thì bề mặt chân rốn được bao phủ một lớp da mỏng và đôi khi, một khối u có thể tạo thành một khối màu đỏ ở trên lỗ rốn và khối này được gọi là nụ hạt rốn. Nếu bố mẹ thấy điều này và nó không biến mất trong khoảng một tuần, thì hãy đưa trẻ đến cơ sở Y tế để được khám và điều trị.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *