fbpx

Có nên cho trẻ bốc thức ăn bằng tay khi ăn dặm?

Việc bắt đầu cho bé ăn thức ăn bằng tay có thể rất thú vị nhưng cũng có thể là một trải nghiệm có nhiều thắc mắc của nhiều bậc cha mẹ khi bắt đầu cho trẻ bốc thức ăn.

1. Đồ ăn dặm để trẻ sơ sinh bốc là gì?

Bất kỳ miếng thức ăn nào có kích thước vừa miếng, dễ ăn mà bé có thể tự bốc, cầm và ăn đều đủ tiêu chuẩn để được gọi là thức ăn tự cầm của trẻ. Nhiều người có thể không biết, thực ra thực ra bốc thức ăn bằng tay trong quá trình ăn dặm là một niềm vui đối với trẻ. Đó cũng là một bước quan trọng trong quá trình phát triển của bé, giúp trẻ hướng đến sự độc lập cũng như phát triển các kỹ năng vận động và phối hợp của mình

2. Khi nào nên cho trẻ tự bốc ăn khi ăn dặm?

Khi trẻ đạt từ 8 đến 9 tháng tuổi, trẻ sẽ có những biểu hiện để cho các bà mẹ thấy rằng bé đã có thể sẵn sàng tự xúc hoặc bốc thức ăn bằng cách cầm lấy chiếc thìa mà các bà mẹ đang dùng để tự xúc thức ăn vào mồm. Cũng có một số ông bố bà mẹ để trẻ tự bốc thức ăn bằng ngón tay khi trẻ được 6 tháng tuổi. Họ bỏ qua giai đoạn cho trẻ ăn thức ăn bằng thìa và để bé tự cầm hoặc bốc thức ăn mềm để cho vào miệng.

Ban đầu, bé có thể chỉ biết bốc cả nắm thức ăn vào bàn tay và đưa lên miệng, nhưng dần dần bé sẽ tìm ra cách sử dụng ngón cái và ngón trỏ một cách linh hoạt để nhón thức ăn. Kỹ năng vận động này của trẻ được gọi là nắm bắt gọng kìm.

3. Làm thế nào để hướng dẫn trẻ cầm thức ăn?

Cách thức đơn giản nhất mà các bà mẹ có thể sử dụng đó là đặt những miếng thức ăn đã được cắt nhỏ bằng ngón tay lên khay ăn của trẻ. Sau đó có thể đặt thêm những miếng thức ăn khác khi trẻ đang ăn. Các bà mẹ cũng nên lưu ý cố định trẻ tại vị trí như ghế ăn, nên chọn những chiếc ghế cao, có thanh chắn để bé không tuột khỏi ghế. Không nên đặt các bé ngồi trên xe đẩy hoặc trên ghế ô tô, xe máy,… vì điều này làm tăng nguy cơ gây mắc nghẹn cho trẻ và làm trẻ không tập trung vào việc ăn uống của bản thân được.

4. Nên chọn những thực phẩm ăn dặm nào để trẻ có thể bốc ăn?

Do ở thời điểm này, răng của trẻ chưa phát triển hoàn thiện nên các bà mẹ có thể chọn những thức ăn mềm, dễ dàng nhai bằng nướu của trẻ hoặc các thức ăn dễ tan trong miệng. Theo thời gian, khi trẻ lớn dần lên thì các bà mẹ có thể thay đổi, chọn những miếng thức ăn to hơn, phù hợp hơn. Bên cạnh đó, các bà mẹ hãy cố gắng chế biến nhiều loại thức ăn cho trẻ hơn để trẻ có thể cảm nhận được màu sắc, mùi vị của từng loại thực phẩm cũng như bổ sung được đầy đủ các vitamin và chất khoáng cho trẻ. Trẻ thường rất thích những đồ ngọt như bánh quy, bánh ngọt hay những đồ ăn nhẹ giàu chất béo như bánh pho mai, đồ ăn nhanh như khoai tây chiên. Tuy nhiên, các bà mẹ phải tránh khỏi sự cám dỗ của chúng vì ở thời điểm này, trẻ cần thức ăn giàu chất dinh dưỡng và dễ tiêu hóa chứ không phải là những thực phẩm ít calo.

Ăn dặm theo sở thích của trẻ có nghĩa là bỏ tất cả các thức ăn xay nhuyễn, thìa và để trẻ tự dùng tay nắm lấy thức ăn. Cùng nhau khám phá chín loại thức ăn tuyệt vời cho trẻ. Thức ăn phải dễ chế biến nhưng không gây nguy cơ mắc nghẹn cho trẻ. Các loại rau nên được nấu chín tới mức đủ mềm để giúp trẻ dễ dàng nhai, những miếng rau củ nên được cắt thành những miếng nhỏ. Ngay cả một quả nho cũng quá lớn đối với bé và có thể dẫn đến tình trạng nghẹt thở.

Các bậc cha mẹ cũng cần nhớ lựa chọn thức ăn phù hợp với lứa tuổi của trẻ. Các chuyên gia từng đưa ra lời khuyên không nên cho trẻ nhỏ ăn trứng, cá hoặc các sản phẩm từ đậu phộng vì đây là những thực phẩm dễ gây dị ứng đối với trẻ nhỏ. Nhưng theo những nghiên cứu mới nhất từ Học viện Nhi khoa Hoa Kỳ lại không cho thấy bất kỳ bằng chứng nào cho thấy trẻ sơ sinh bị dị ứng ngay từ khi mới ăn những loại thực phẩm này. Tuy nhiên bơ, đặc biệt là bơ đậu phộng vẫn được khuyến cáo nên hạn chế sử dụng cho trẻ sơ sinh bởi chúng quá dính và có thể khiến trẻ khó nuốt hoặc thậm chí gây bít tắc đường thở của trẻ.

Một số chuyên gia cũng khuyến cáo các bậc cha mẹ nên thận trọng khi giới thiệu các loại thực phẩm mới để ăn dặm cho trẻ. Nếu lo lắng em bé của mình có thể bị dị ứng với một số loại thực phẩm nhất định hãy cho bé dùng thử với lượng tăng dần và theo dõi sát sao phản ứng của trẻ sau khi ăn.

Dưới đây là danh sách một số món ăn mà trẻ ăn dặm có thể tự xúc hoặc bốc ăn:

  • Ngũ cốc yến mạch nướng hình chữ O hoặc các loại ngũ cốc ít đường khác
  • Những miến bánh mì nướng nhỏ được tán nhuyễn với các loại rau củ để bổ sung thêm vitamin cho bé
  • Những miếng chuối nhỏ hoặc trái chín khác như xoài, mận, lê, đào, dưa đỏ hoặc dưa hấu không hạt. Lưu ý cắt những miếng nhỏ vừa đủ cho trẻ để tránh nguy cơ trẻ bị nghẹn dẫn đến tắc đường thở.
  • Miếng đậu hũ nhỏ
  • Mì ống xoắn nấu chín kỹ và được cắt thành từng miếng nhỏ vừa miệng trẻ
  • Pho mát cắt thành miếng mềm và nhỏ
  • Trứng luộc thái nhỏ
  • Các loại thịt hầm và nghiền nhỏ
  • Những miếng rau, củ nấu chín và cắt nhỏ như cà rốt, đậu Hà Lan, bí xanh, khoai tây hoặc khoai lang.
  • Bông súp lơ nấu chín kỹ
  • Những miếng thịt gà nấu chín, thịt bò xay hoặc gà tây hay các loại thịt mềm khác được cắt nhỏ cỡ hạt đậu.
súp lơ
Bông súp lơ nấu chín kỹ có thể dùng cho trẻ ăn bốc

5. Giữ an toàn cho trẻ khi ăn dặm bằng tay

Các bà mẹ cần đảm bảo rằng trẻ ngồi thẳng lưng để ăn và không nằm nghiêng hay nằm sấp trong lúc ăn. Luôn đảm bảo trẻ ăn trong tư thế ngồi tại chỗ, hãy chắc chắn rằng bé không vừa chạy vừa đưa thức ăn lên miệng.

Cha mẹ và những người chăm sóc trẻ cần chắc chắn không để bất kỳ ai ngoại trừ bé đưa thức ăn vào miệng, đặc biệt là với những gia đình có nhiều trẻ nhỏ và các anh chị em của chúng có thể đang cố gắng đút cho em mình. Không bao giờ để bé một mình với thức ăn, chúng luôn cần được giám sát cho đến khi ăn xong

Không để trẻ ăn những loại thức ăn được cắt miếng quá to hoặc có nguy cơ gây nghẹn cho trẻ.

6. Trẻ sơ sinh nôn và nghẹn khi ăn

Một trong những điều khiến các ông bố bà mẹ cảm thấy lo lắng nhất khi bắt đầu cho trẻ bốc thức ăn bằng tay là việc bị nghẹn. Thông thường, lo lắng về việc bị nghẹn xuất phát ở việc quan sát trẻ nuốt thức ăn. Mặc dù nghẹn và nôn mửa có liên quan đến nhau nhưng về bản chất chúng hoàn toàn không giống nhau. Trẻ sơ sinh nôn khan thức ăn là điều hoàn toàn bình thường. Đây là phản ứng tự nhiên của cơ thể được kích hoạt khi thức ăn chạm vào vùng nhạy cảm trên lưỡi hoặc vòm miệng. Khi trẻ nôn, thức ăn chưa được nuốt sẽ đẩy về phía trước theo chuyển động ngấu nghiến. Mặc dù có thể cảm thấy khó lo lắng nhưng trẻ sơ sinh nhìn chung không gặp vấn đề nào quá lớn nếu chúng nôn thức ăn ra ngoài.

Nghẹt thở xảy ra khi đường thở bị bít tắc một phần hoặc toàn bộ. Khi có vật gì đó chặn đường thở của trẻ, phản xạ tự nhiên của cơ thể sẽ là ho để cố đẩy dị vật ra bên ngoài. Trong trường hợp đường thở bị bít tắc hoàn toàn và trẻ thực sự bị nghẹt thở, trẻ sẽ im lặng và dần lịm đi vì không khí không thể lưu thông. Đây cũng là lý do tại sao không bao giờ được để trẻ một mình với thức ăn, đặc biệt là những trẻ ăn bốc.

7. Các loại thực phẩm nên tránh hoặc cần cẩn thận khi cho trẻ ăn

Một số thực phẩm được khuyến cáo không nên cho trẻ ăn hoặc cần hết sức cẩn thận khi cho bé ăn:

  • Nên tránh các loại hạt nguyên hạt hoặc các loại hạt lớn bởi chúng có thể mắc vào khí quản của trẻ
  • Bỏng ngô và ngũ cốc nguyên hạt: Cần tránh bởi dễ gây tắc nghẽn đường thở của trẻ.
  • Mật ong: Tránh tuyệt đối cho trẻ dưới 12 tháng tuổi uống mật ong. Mật ong có thể chứa bào tử vi khuẩn Clostridium botulinum có thể dẫn đến ngộ độc cho trẻ
  • Toàn bộ các loại trái cây có hạt. Nên loại bỏ hết hạt trước khi cho trẻ ăn.
  • Cá: Cần cẩn thận loại bỏ hết xương cá trước khi cho trẻ ăn. Ngoài ra cần tránh một số loại cá không tốt cho sức khỏe, có hàm lượng thủy ngân cao như cá kiếm và cá thu
  • Thịt: Chú ý loại bỏ xương và lông nhỏ.
  • Nên tránh những loại thực phẩm chế biến sẵn bởi chúng chứa hàm lượng Natri quá cao đối với trẻ sơ sinh
  • Muối: Không nên cho trẻ ăn quá 1g muối, tương ứng với 0,4g Natri mỗi ngày. Natri cũng tồn tại trong các loại thực phẩm khác mà trẻ ăn nên không cần thiết phải cho thêm muối vào chế độ ăn của trẻ
  • Đường: Đường cung cấp năng lượng rỗng mà không có chất dinh dưỡng, ngoài ra chúng cũng có thể làm hỏng răng của bé, do đó nên tránh nếu có thể.
  • Thực phẩm dẻo: Các loại đồ ăn dẻo như kẹo, thạch dẻo có thể mắc lại trong cổ họng của trẻ.
  • Thức ăn cứng: Tránh những loại thức ăn cứng như cà rốt sống và táo bởi nguy cơ các mẫu thức ăn có thể bị vỡ gây tắc nghẽn đường thở của trẻ. Nên nấu chín để làm mềm các loại thức ăn này.
Chế độ ăn dặm thực đơn của trẻ
Khi chế biến đồ ăn dặm cho trẻ, cha mẹ cần lưu ý một số loại thực phẩm cần tránh dùng

Có rất nhiều đồ ăn nhẹ để trẻ có thể bốc ăn trong quá trình ăn dặm. Tuy nhiên lời khuyên của các chuyên gia là không nên mua các loại thực phẩm này để cho trẻ ăn bởi các bà mẹ hoàn toàn có thể tự chế biến các món ăn dặm ngon miệng và đầy dinh dưỡng cho trẻ tại nhà. Cho trẻ ăn nhiều trái cây hoặc các loại rau củ quả để bổ sung vitamin. Trái cây chính cũng là món ăn hoàn hảo để các bà mẹ mang theo khi đưa trẻ ra ngoài cũng như dễ dàng bảo quản.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *