fbpx

Trầm cảm thường xuất hiện vào lúc nào sau khi sinh?

Trầm cảm sau sinh thường xuất hiện trong 2 – 3 tháng đầu sau sinh với các biểu hiện như lo âu, buồn bã, mất ngủ, cáu giận…Nếu bệnh nhân không được phát hiện và điều trị kịp thời, bệnh có thể ngày càng nặng và những hậu quả đáng tiếc có thể xảy ra.

1. Trầm cảm sau sinh xuất hiện vào lúc nào?

Trầm cảm sau sinh là một bệnh lý phụ nữ có thể mắc phải sau khi sinh. Bệnh thường xuất hiện trong khoảng 2 – 3 tháng đầu, đặc biệt là 3 tuần đầu sau khi sinh. Trầm cảm sau sinh có thể kéo dài từ vài tháng thậm chí đến vài năm. Bệnh không chỉ ảnh hưởng trực tiếp đến người bệnh mà còn tác động xấu đến con và các thành viên khác trong gia đình.

2. Triệu chứng của trầm cảm sau sinh

Các dấu hiệu của bệnh trầm cảm khá mơ hồ và dễ bị bỏ qua. Tuy nhiên, không phải đợi đến sau khi sinh mới có thể phát hiện bệnh vì ngay trong thai kỳ, các dấu hiệu của trầm cảm sau sinh đã dần dần xuất hiện.

Những triệu chứng trong thai kỳ cảnh báo bệnh trầm cảm sau sinh:

  • Biểu hiện thường gặp nhất là lo lắng, sợ hãi, tâm trạng thay đổi thất thường, thường xuyên cảm thấy buồn, vô vọng, dễ cáu giận, dễ khóc hơn
  • Cơ thể mệt mỏi, khó ngủ, ngủ không ngon hoặc ngủ ngày nhiều. Thói quen ăn uống thay đổi.
  • Buồn nôn và nôn với cường độ cao, kéo dài
  • Xuất hiện những hành vi tăng động bất thường như xem thường lời dặn bác sĩ, không sử dụng các biện pháp để bảo vệ sức khỏe của mình.
  • Hiếm gặp hơn là dấu hiệu rối loạn tâm thần như xuất hiện cơn hoang tưởng hoặc khởi đầu của bệnh tâm thần phân liệt, có thể xuất hiện cơn trầm uất vào các tháng cuối thai kỳ.
  • Có thể xuất hiện một số bệnh cảnh liên quan như biến chứng thai kỳ, tiền sản giật, viêm đa dây thần kinh.

Biểu hiện của trầm cảm sau khi sinh:

  • Sau khi sinh, các triệu chứng buồn rầu, lo âu, mất ngủ tiếp tục xuất hiện. Kèm theo đó là thái độ xa lánh, không muốn tiếp xúc với gia đình, bạn bè và cả con.
  • Cảm thấy bất lực, không đủ khả năng để bảo vệ con, không muốn gần gũi với con hay thậm chí có ý định làm hại con
  • Luôn cảm thấy có người muốn làm hại mình, thường có suy nghĩ muốn tự tử

3. Hậu quả của trầm cảm sau sinh

Trầm cảm sau sinh không chỉ ảnh hưởng trực tiếp đến người mẹ mà còn tác động xấu đến con và thành viên khác trong gia đình.

  • Đối với con: Đứa trẻ không được chăm sóc chu đáo hoặc thậm chí có nguy cơ bị giết do người mẹ bị hoang tưởng.
  • Đối với người mẹ: Luôn nghĩ đến việc tự tử, tỷ lệ này lên đến hơn 40%.
  • Đối với người thân: Phải luôn quan sát, canh chừng người mẹ và đứa bé dẫn đến tổn thời gian, bỏ bê công việc. Có trường hợp bị đánh, đâm bởi người mẹ hoang tưởng

4. Điều trị trầm cảm sau sinh

Để điều trị trầm cảm sau sinh, bên cạnh việc dùng thuốc thì các liệu pháp tâm lý cùng sự hỗ trợ từ gia đình đóng vai trò cực kỳ quan trọng.

Trầm cảm thường xuất hiện vào lúc nào sau khi sinh?
Gia đình có vai trò quan trọng trong điều trị trầm cảm sau sinh

4.1 Điều trị không dùng thuốc

Các liệu pháp tâm lý tập trung vào chính người bệnh (insight-oriented psychotherapy) đóng vai trò quan trọng trong điều trị trầm cảm sau sinh. Người bệnh cần tin tưởng vào bản thân, kiên nhẫn, cố gắng để cải thiện từng ngày. Người bệnh có thể đến gặp các chuyên gia tư vấn khoảng 1 lần/tuần. Người thân cần hỗ trợ, động viên người bệnh. Đảm bảo người bệnh uống thuốc đúng và đủ.

4.2 Điều trị bằng cách sử dụng thuốc

Một số thuốc điều trị trầm cảm sau sinh thường được sử dụng như: Fluoxetine, Sertraline, Venlafaxine. Các thuốc này đã được nhiều nghiên cứu chứng minh mang lại hiệu quả và dung nạp tốt. Trong trường hợp bệnh nhân xuất hiện các triệu chứng lo âu nặng, có thể phối hợp thêm Benzodiazepine. Thuốc điều trị trầm cảm có thể bài tiết qua sữa và sự bài tiết này khác nhau tùy từng loại thuốc. Fluoxetine và Sertraline có thể tiết qua sữa mẹ và gây biến chứng cho trẻ sơ sinh, nhưng khá hiếm gặp.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *