fbpx

Thực đơn ăn dặm cho bé 5 tháng tuổi

Khi nào áp dụng thực đơn ăn dặm cho bé 5 tháng tuổi?

Mẹ có thể bắt đầu tập cho Bé ăn dặm khi Bé có những dấu hiệu như:

  • Miệng bé cứ mỗi lúc rảnh rỗi là nhai tóp tép.
  • Thấy người lớn ăn là bé cũng bị kích thích miệng lưỡi, tỏ ra thích thú và đùn lưỡi liên tục. Lúc này, Bé đã có thể ngồi khá vững.
  • Bé đòi bú nhiều hơn bình thường, mặc dù mới bú cách đó không lâu.
  • Giấc ngủ bị ngắt quãng vì bé đòi ăn.

Như vậy, nếu Bé yêu của Mẹ có các biểu hiện trên mặc dù Bé chỉ mới 5 tháng tuổi, thì Mẹ vẫn có thể bắt đầu tập cho Bé ăn dặm được rồi.

Tham khảo:

Phương pháp ăn dặm BLW

Phương pháp ăn dặm kiểu Nhật

Các nhóm chất cần đảm bảo trong thực đơn ăn dặm cho bé 5 tháng tuổi

Khi lên thực đơn ăn dặm cho bé 5 tháng tuổi, mẹ cần đảm bảo 4 nhóm chất dinh dưỡng sau:

  • Tinh bột: gạo, mì, bún…
  • Chất béo: dầu ăn, mỡ động vật, dầu ăn, bơ…
  • Chất đạm: thịt, cá, cua, tôm, trứng…
  • Hoa quả và rau xanh.

Bé phát triển khoẻ mạnh khi bữa ăn đủ 4 chất dinh dưỡng kể trên. Nếu bé mới tập ăn dặm, trong một bữa ăn, mẹ chỉ nên cho trẻ ăn một loại thực phẩm. Để đủ dinh dưỡng, mẹ nên cho bé ăn cả nước lẫn cái. Mẹ có thể bổ sung thêm trái cây cho bé vì chứa nhiều dưỡng chất.

Thực đơn ăn dặm cho bé 5 tháng tuổi

Nguyên tắc dinh dưỡng khi lên thực đơn ăn dặm cho trẻ 5 tháng tuổi

  • Bữa ăn dặm là ‘bữa ăn đầu tiên’ của đứa Bé. Trẻ ăn dặm sẽ được tiếp xúc với thức ăn mới ngoài sữa Mẹ. Thế nên, Mẹ cần tìm hiểu kỹ trước khi cho Bé ăn dặm.
  • Tuy nhiên, ăn dặm lại là bữa ăn phụ. Sữa Mẹ vẫn là nguồn dinh dưỡng chính cho Bé đến 12 tháng tuổi.
  • Mẹ chỉ nên cho Bé ăn ít để ‘tập cho Bé ăn’ chứ không ép bé ăn.
  • Các món ăn dặm cho bé 5 tháng tuổi nên bắt đầu với bữa ăn loãng (đặc hơn sữa mẹ) và khi Bé quen dần thì chuyển qua thức ăn đặc hơn.

Cách thức cho Bé ăn dặm ở tháng thứ 5

  1. Bú sữa Mẹ/hoặc sữa ngoài: tùy thuộc vào nhu cầu của bé
  2. Số lượng bữa ăn dặm: 1 bữa/ngày
  3. Thời gian: Nên ăn vào bữa sáng lúc 10 giờ, đến khi bé được 6 tháng tuổi thì ăn thêm 1 bữa nữa trước 7 giờ tối.
    1. Dạng thực phẩm: lỏng hoặc nghiền nhuyễn (thường tỷ lệ 1 gạo/10 nước)
    2. Lượng thức ăn dặm: bắt đầu với lượng là 1 thìa (5ml) trong mỗi lần giới thiệu món mới cho bé, tăng dần theo sự hào hứng ăn và thời gian khi bé đã thích ứng. Tuy nhiên, tối đa một ngày Mẹ cũng chỉ cho Bé ăn khoảng 7 thìa 1 lần ăn.
    3. Thứ tự nhóm thực phẩm cho trẻ ăn dặm:
  • Nhóm 1: ngũ cốc (bắt đầu từ cháo trắng nghiền nhỏ)
  • Nhóm 2: rau, quả (nghiền thật nhỏ, rây kĩ)
  • Nhóm 3: cá, thịt, tôm, trứng, đậu phụ (nghiền nhuyễn, xay nhỏ)

Những chú ý khi cho bé 5 tháng tuổi ăn dặm

  • Khi bắt đầu, Mẹ chỉ nên cho Bé ăn với số lượng nhỏ, thậm chí là ít hơn một muỗng cà phê.
  • Khi giới thiệu cho Bé một món ăn dặm mới, Mẹ nên tập cho Bé ăn thử trong 3-4 ngày. Mẹ nhớ là luôn luôn đa dạng hóa các nguyên liệu chế biến để nhận biết được khẩu vị của bé.
  • Trong quá trình cho Bé ăn, Mẹ hãy để mắt đến Bé để kịp thời phát hiện những dấu hiệu lạ.
  • Trong thời điểm này, Mẹ không nên cho muối vào đồ ăn dặm. Nếu có thì lượng muối cho Bé bằng 1/4 lượng muối cho người lớn.
  • Mẹ cũng nên tránh cho Bé ăn những loại cá lưng xanh như cá thu, các loại giáp xác như tôm cua, bạch tuộc, hoặc các loại ốc, thịt, sữa bò vì dễ gây dị ứng cho bé.
  • Đối với những bé nhạy cảm, nếu bé không chịu ăn, Mẹ cũng không nên ép bé ăn mà hãy ngừng khoảng 2 – 3 ngày rồi chế biến thức ăn trơn hơn rồi thử cho Bé ăn lại nhé!
  • Ngoài ra, Mẹ cũng chỉ nên cho Bé ăn từng thực phẩm mới mỗi lần chứ không nên trộn lẫn để có thể biết được nguyên nhân gây ra dị ứng (nếu có).
  • Mách nhỏ dành tặng Mẹ: Thực đơn ăn dặm gợi ý cho trẻ 5 tháng tuổi:
  • Tuần đầu tiên: Mẹ nên cho Bé ăn khoảng từ 5ml – 10ml cháo trắng.
  • Tuần thứ hai: Ngoài cháo trắng (15ml – 25ml), Mẹ có thể thêm cà rốt (5ml), bí đỏ (5ml), khoai tây (5ml) hoặc cà chua (5ml) vào thực đơn ăn dặm cho bé 5 tháng tuổi.
  • Tuần thứ ba: Khi bé đã quen với thực phẩm ăn mới, mẹ có thể tăng khẩu phần ăn cho Bé ăn mỗi ngày. Các món ăn dặm cho bé 5 tháng tuổi sẽ bao gồm cháo trắng (30ml – 40ml) kết hợp với các loại rau củ như rau ngót (10ml), su hào (10ml), rau cải bó xôi (10ml). Tổng số lượng mà bé sẽ dung nạp mỗi ngày sẽ ở khoảng 40ml – 50ml.
  • Tuần thứ tư: Mẹ duy trì thực đơn và số lượng cho các bé như ở tuần thứ 3 nhé!

Các dụng cụ hỗ trợ cho bé ăn dặm

  • Nồi nhỏ: hay còn gọi là quánh nấu bột. Mẹ nên dùng chất liệu chống dính và chọn loại có dung lượng vừa với sức ăn của bé.
  • Thìa đo lường: mẹ nên chọn loại có dung tích dưới 15ml hoặc bộ 3 chiếc có kích thước hơn kém nhau ½, rất tiện lợi khi sử dụng.
  • Cốc đo lường: dùng để đong gạo nấu cháo hay đong nước khi chế biến món ăn. Mẹ nên mua loại có vạch chia, dung tích khoảng 200ml là đủ.
  • Dụng cụ vắt: mẹ cần dùng khi vắt nước trái cây cho bé.
  • Dụng cụ mài: mẹ có thể chọn chất liệu nhựa hay kim loại nhưng nên ưu tiên loại bằng sứ vì dễ sử dụng, làm sạch và rất bền.
  • Chày và cối: mẹ nên chọn loại nhỏ gọn, dễ rửa
  • Rổ: chỉ cần loại rổ nhỏ là đủ.
  • Rây: ngoài việc chắt nước canh, rây có thể dùng để loại bỏ muối, dầu mỡ, lọc thực phẩm,…

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *